VÉN MÀN BÍ MẬT NGHỀ PHIÊN DỊCH: PHIÊN DỊCH VIÊN TIẾNG ANH – THU NHẬP VÀ CƠ HỘI PHÁT TRIỂN

Phiên dịch tiếng Anh là công việc ước mơ của nhiều bạn trẻ từ khi bắt đầu tham gia học tiếng Anh. Đây cũng là một trong số những chuyên ngành hot được đánh giá cao trong các mùa tuyển sinh vì là ngành nghề mang lại mức thu nhập hấp dẫn.Tuy nhiên, liệu các bạn đã hiểu rõ công việc thực tế cũng như các yêu cầu chuyên môn và kỹ năng cần có của một phiên dịch viên tiếng Anh hay chưa?

Cùng World Link tìm hiểu về công việc phiên dịch tiếng Anh cũng như các kỹ năng cần có để trở thành một phiên dịch viên tiếng Anh giỏi qua bài viết dưới đây.

Phiên dịch viên tiếng Anh là gì?

Phiên dịch tiếng Anh (interpreter) là công việc chuyển đổi lời nói, bài phát biểu, hội thoại trong một buổi họp, hội thảo, sự kiện, buổi đàm thoại, tọa đàm,… từ tiếng Anh sang tiếng Việt và ngược lại giữa ít nhất hai bên với nhau, nhằm mang lại thông tin trực tiếp, kịp thời cho các bên.

Mức độ cao cấp nhất của nghề phiên dịch đó là dịch cabin – loại hình dịch trực tiếp chỉ dành cho những cuộc hội nghị, hội thảo cao cấp, chuyên nghiệp.

Ta còn có một mảng thường song hành với phiên dịch được gọi là biên dịch (translate). Biên dịch là công việc chuyển thể từ một ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác trên các loại văn bản, tài liệu, sách, truyện, phim ảnh,…

Công việc của phiên dịch viên tiếng Anh gồm những gì?

Trên thực tế công việc của phiên dịch viên sẽ không hoàn toàn giống nhau. Tùy thuộc vào vai trò công việc mà họ đảm nhận sẽ có những khác biệt nhất định. Tuy nhiên họ thường thực hiện những công việc chính sau đây:

1- Chuyển đổi và truyền tải các nội dung, thông tin từ ngôn ngữ nguồn sang ngôn ngữ cần phiên dịch. Phiên dịch viên sẽ phải truyền tải được phong cách của ngôn ngữ gốc và phải đảm bảo diễn tả nội dung cần phiên dịch rõ ràng, chính xác.

2- Phiên dịch trong các cuộc họp của công ty. Thường thì các doanh nghiệp sẽ tổ chức rất nhiều cuộc họp để trao đổi, bàn bạc các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh. Khi đó, nếu chủ doanh nghiệp là người nước ngoài hay các nhà lãnh đạo doanh nghiệp là người nước ngoài, thì cần phải có phiên dịch viên để họ có thể hiểu được nhân viên của mình đang muốn nói điều gì.

3- Phiên dịch cho cấp trên trong các buổi gặp gỡ, đàm phán với khách hàng, đối tác. Các buổi gặp mặt như thế này thường rất quan trọng nên phiên dịch viên cần nỗ lực hết sức để có thể hỗ trợ cấp trên trong việc mở rộng hợp tác và khách hàng tiềm năng.

4- Thực hiện các công việc khác. Ngoài việc phụ trách việc chuyển ngữ, phiên dịch viên còn thực hiện các công việc khác như dịch tài liệu, soạn thảo hợp đồng, thực hiện các công việc hành chính khác theo yêu cầu của trên. Trong một số trường hợp họ giống như thư ký. Bởi vậy công việc của một phiên dịch viên thường rất đa dạng.

Thuận lợi và khó khăn của nghề phiên dịch tiếng Anh?

1. Thu nhập cao:

Được đánh giá là nghề có mức lương hấp dẫn, phiên dịch viên có thể nhận được trung bình 200 – 400 USD/giờ (tương đương 5 – 7 triệu đồng) khi phiên dịch cho hội thảo, hội nghị…

Tuy nhiên, thu nhập này trên thực tế còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Kỹ năng về ngoại ngữ, năng lực chuyên môn, môi trường làm việc, kỹ năng dịch thuật. Tính ở mức cơ bản, một phiên dịch viên làm việc 6 giờ cho 1 ngày, 5 ngày cho 1 tuần thì sẽ có thu nhập khoảng 2,400 USD/tháng. 

So với thu nhập công chức bậc cao theo dự định của nhà nước là 9 triệu đồng/ tháng thì mức lương trung bình của phiên dịch gấp 5,4 lần.

2. Nâng cao kiến thức, trau dồi các kỹ năng

Kho tàng tri thức nhân loại vô cùng rộng lớn. Nhưng không phải ai cũng có cơ hội học hỏi, tìm tòi các nguồn tri thức trên thế giới. Nguyên nhân gây ra điều này nằm ở sự khác biệt ngôn ngữ. Có thể nói, ngôn ngữ chính là rào cản lớn nhất hạn chế con người tiếp cận kiến thức và các văn hoá khác.

Trong khi đó, công việc của một phiên dịch viên tiếng Anh mang đến cho bạn cơ hội được đi nhiều nơi trên thế giới. Mỗi chuyến đi, bạn sẽ được tiếp xúc với những nền văn hoá mới lạ và con người tại vùng đất đó. 

Việc thành thạo tiếng Anh giúp bạn không ngừng khám phá những luồng tri thức mới của những quốc gia sử dụng ngôn ngữ này. Qua đó, bạn sẽ học được nhiều điều bổ ích và gia tăng vốn hiểu biết của bản thân.

Không chỉ vậy, bạn còn được trau dồi kỹ năng dịch và khả năng ngôn ngữ: Cơ hội tiếp xúc với nhiều đối tượng khách hàng, tính chất công việc buộc phiên dịch viên phải phản xạ liên tục với ngôn ngữ Anh giúp bạn nâng cao kỹ năng dịch cũng như vốn ngoại ngữ hiện có của mình. 

Ngoài ra, khả năng xử lý tình huống, am hiểu tâm lý con người cũng sẽ được nâng cao: Đặc trưng phiên dịch tại chỗ giúp thông dịch viên tiếng Anh nâng cao khả năng linh hoạt, xử lý tình huống bất ngờ phát sinh và am hiểu đối phương. Khách hàng phiên dịch đa dạng cũng tạo cơ hội để bạn chủ động tìm phương hướng xử lý phù hợp, đáp ứng đúng tâm lý khách hàng.

3. Cơ hội làm việc phong phú

Vị trí công việc không hề bão hòa mà ngày càng đa dạng hơn, phiên dịch tiếng Anh có thể làm việc tại các công ty nước ngoài có trụ sở tại Việt Nam, dịch thuật cho hội nghị cấp cao, sự kiện hoặc hội thảo dùng ngôn ngữ chính là tiếng Anh. 

Ngoài ra, bạn còn có lựa chọn tại các công ty dịch thuật chuyên nghiệp, văn phòng công chứng, nhà xuất bản sách, các tổ chức chính phủ và phi chính phủ tại Việt Nam.  

4. Tuổi nghề cao

Ưu điểm lớn của phiên dịch viên tiếng Anh là ở bất kỳ độ tuổi nào cũng có thể tham gia phiên dịch, vì buổi phiên dịch chỉ yêu cầu về trình độ chuyên môn cũng như các kỹ năng liên quan chứ không phụ thuộc vào độ tuổi.

Đặc biệt, tuổi nghề của phiên dịch viên càng cao thì lợi thế kinh nghiệm làm việc càng nhiều.

Khó khăn của nghề phiên dịch tiếng Anh:

1. Cần có vốn kiến thức và ngôn ngữ sâu rộng

Nghề phiên dịch tiếng Anh đòi hỏi bạn phải truyền tải nội dung người nói trình bày từ ngôn ngữ gốc sang ngôn ngữ đích trong thời gian ngắn. Về cơ bản, bạn sẽ nghe và ngay lập tức thực hiện việc chuyển ngữ. 

Hầu như bạn không có thời gian để tìm từ hay cân nhắc câu cú, ngữ pháp. Bởi vậy, nếu không thành thạo kỹ năng ngôn ngữ, bạn sẽ khó mà phiên dịch trôi chảy và chính xác được.

Bên cạnh đó, mỗi ngành nghề, lĩnh vực luôn có những đặc trưng riêng và có nhiều từ ngữ, thuật ngữ bạn không thể biết hết. Nếu không dành thời gian tìm hiểu, nâng cao vốn kiến thức bạn sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình phiên dịch.

2. Tính kỷ luật cao trong nghề

Với nghề phiên dịch viên tiếng Anh, vấn đề đạo đức nghề nghiệp luôn được đặt lên hàng đầu. Trong mỗi buổi phiên dịch, bạn giống như một phát ngôn viên, nhiệm vụ của bạn là phải truyền tải đầy đủ những gì người nói nhắc đến. Bạn cần tuyệt đối trung thành với nội dung gốc.

Nói cách khác, bạn không được tự ý thêm bớt hay diễn đạt sai những gì người nói đã trình bày. Việc phiên dịch sai có thể gây ra hậu quả nặng nề trong các mối quan hệ ngoại giao hay hợp tác làm ăn. 

Vì vậy, tính kỷ luật chính là nguyên tắc tiên quyết trong nghề. Nếu là một phiên dịch viên, bạn cần tuyệt đối tuân thủ điều này.

3. Nhiều áp lực

Nghề phiên dịch đều gặp áp lực về mặt chính xác của ngôn từ, tính tập trung và khả năng ghi nhớ cao.

Trong các buổi phiên dịch thường là các buổi gặp gỡ trao đổi thông tin quan trọng do vậy mọi lời nhận xét, hành động, thái độ, thời gian của phiên dịch viên tiếng Anh chuyên nghiệp phải chuẩn chỉnh, khả năng phản xạ, xử lý thông tin, xử lý tình huống nhạy bén.

4. Tính đào thải cao

Do những ưu điểm của nghề thông dịch viên tiếng Anh mà nhiều người muốn theo đuổi, do vậy tính cạnh tranh trong công việc rất lớn. Có thể chỉ sai sót trong một lần dịch mà làm sai kết quả của buổi phiên dịch thì người phiên dịch đó sẽ bị đào thải ngay.

Vì đây là một nghề rất cạnh tranh, nên phiên dịch viên tiếng Anh cần cố gắng đảm bảo không mắc lỗi sai, nếu không sẽ dễ dàng bị thay thế.

Khắc phục khó khăn cho vị trí phiên dịch viên

Những khó khăn, thách thức trong nghề phiên dịch viên là điều khó tránh nếu bạn theo nghề này. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể khắc phục những khó khăn đó bằng những cách sau:

1. Trau dồi vốn tiếng Anh và kiến thức tổng quát

Để dịch tiếng Anh tốt bạn cần có khả năng hiểu sâu vấn đề. Tốt nhất bạn nên tìm hiểu những kiến thức tiếng Anh liên quan đến lĩnh vực đang làm việc. Điều này sẽ giúp bạn dễ dàng truyền tải các nội dung cần phiên dịch.

Mặt khác, hãy trang bị cho mình lượng kiến thức tổng quát cần thiết để có thể phiên dịch chính xác, trôi chảy trong mọi tình huống. 

2. Liên tục học tập

Để thành công với nghề phiên dịch viên tiếng Anh, bạn cần liên tục học hỏi những điều mới mỗi ngày. Đó có thể là từ vựng, cấu trúc ngữ pháp hoặc kiến thức chuyên ngành. Nếu không chăm chỉ, chất lượng công việc của bạn sẽ không cao và bạn cũng khó tạo được chỗ đứng trong nghề phiên dịch.

3. Rèn luyện kỹ năng nghe, khả năng tốc ký

Trong quá trình phiên dịch, bạn không thể hỏi lại người nói mà phải nắm bắt đầy đủ những thông tin cần truyền tải. Do đó, bạn nên rèn luyện cho mình khả năng nghe tốt để có thể ngay lập tức hiểu những gì người nói trình bày và chuyển ngữ xong khi họ kết thúc câu nói.

Đôi khi, phiên dịch viên sẽ phải dịch một đoạn văn khá dài. Lúc này, ngoài trí nhớ tốt thì bạn cần có khả năng tốc ký để ghi chú lại những ý quan trọng. Hãy tạo ra phương pháp riêng để có thể thông qua một từ hay cụm từ là bạn đã diễn đạt nghĩa của cả câu hoặc cả đoạn.

4. Học cách tổ chức công việc

Bạn nên học cách tổ chức công việc khoa học để có thêm thời gian cho việc học tập, trau dồi năng lực ngoại ngữ. Hãy ghi chép các từ mới, cách dùng theo một quy tắc nhất định hoặc bạn có thể tạo một cuốn sổ ghi chú để dễ dàng tham khảo khi cần.

Học gì, ở đâu để làm phiên dịch viên tiếng Anh

Làm phiên dịch yêu cầu nhiều kỹ năng và kiến thức chuyên môn. World Link đã tổng hợp những thông tin cần thiết về ngành học tiếng Anh phiên dịch cho những bạn muốn theo đuổi nghề phiên dịch.

1. Làm phiên dịch tiếng Anh cần bằng gì?

Để trở thành một phiên dịch viên tiếng Anh, bạn phải có bằng cấp của các ngành học liên quan đến ngôn ngữ Anh. Chẳng hạn như bằng cử nhân ngôn ngữ Anh, Phiên dịch, v.v. Và cách nhanh nhất để có được bằng tiếng Anh phiên dịch là thi vào các ngành biên phiên dịch của các trường Đại học, Cao đẳng.

2. Học phiên dịch ở đâu?

Nếu bạn có ước mơ muốn làm phiên dịch viên tiếng Anh, bạn có thể theo học các trường đại học sau:

  • Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh
  • Đại học Quốc Gia Hà Nội.
  • Đại học Hà Nội
  • Học viện An Ninh Nhân Dân
  • Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh
  • Đại học Đà Nẵng v.v… 

Bạn cũng có thể đăng ký học phiên dịch tại các trung tâm bên ngoài và nhận chứng chỉ.

Tìm cơ hội nghề phiên dịch viên tiếng Anh

Bài viết trên đây, World Link đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin chi tiết về nghề phiên dịch tiếng Anh. Vậy bạn có đang ấp ủ mong muốn trở thành phiên dịch viên tiếng Anh không? 

Nếu có suy nghĩ ấy, hãy bắt đầu trang bị kiến thức và kinh nghiệm dịch thuật ngay từ hôm nay để cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn nhanh chóng đến với bạn! Và đừng quên cập nhật các bài viết tuyển dụng tại World Link để tìm hiểu và chớp lấy những cơ hội công việc phù hợp nhé!

Rate this post

Bài viết hữu ích